Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực Nam của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Bạc Liệu có đường bờ biển dài 56km nối với các biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. Vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 20.000km², là vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang là lĩnh vực được Bạc Liêu đẩy mạnh thu hút đầu tư trong những năm gần đây, tỉnh đang xúc tiến xây dựng quy hoạch phát triển các ngành: công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy hải sản; ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí gia công kim loại: đóng tàu, sản xuất và lắp ráp ô tô, máy móc và thiết bị nông nghiệp, cơ điện, điện tử, sản xuất phụ tùng, chi tiết máy…; ngành công nghiệp hóa chất bao gồm cả hóa chất cơ bản, phân bón và hóa dầu, khí đốt, dược phẩm, hóa mỹ phẩm; ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, nội dung số; ngành công nghiệp năng lượng, năng lượng mới, năng lượng tái tạo; sản xuất vật liệu xây dựng; các ngành công nghiệp hỗ trợ…
Với những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đó, những cơ quan quản lý môi trường ở tỉnh Bạc Liêu cũng chú trọng việc bảo vệ môi trường đối với các dự án trên địa bàn tỉnh. Với các dự án mới thành lập hoặc thay đổi sản xuất, một trong những hồ sơ môi trường cần có để được tiến hành dự án đó là Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
Kế hoạch bảo vệ môi trường nhằm để khai báo mô tả quy trình hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ gây ra những tác động gì đến môi trường, qua đó có những nhận định đánh giá cũng như các giải pháp hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường, thông qua việc doanh nghiệp của bạn phải cam kết thực hiện như xử lý nước thải, khí thải, chất thải.....
Đối tượng thực hiện lập Kế hoạch môi trường?
Để biết dự án của Quý doanh nghiệp có thuộc vào loại đối tượng bắt buộc phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường hay không? Hãy tham khảo thêm bài viết sau nhé!
Nhấn vào đây để chuyển đến bài viết
Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào?
· Khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin hồ sơ pháp lý liên quan
· Tổng hợp thông tin lập Kế hoạch bảo vệ môi trường
· Trình chủ đầu tư xem nội dung
· Nộp hồ sơ hoàn chỉnh cho cơ quan chức năng.
· Đón đoàn kiểm tra xuống thẩm định
· Chỉnh sửa và trình ký chờ ra quyết định phê duyệt.
Nội dung của một Kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào?
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau:
- Địa điểm thực hiện.
- Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
- Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
- Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trên đây là quy định về nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Nếu dự án của Quý doanh nghiệp nằm trong các hạng mục được đề cập, và có nhu cầu được tư vấn thêm nhưng chưa chọn được đơn vị tư vấn môi trường uy tín và chi phí phù hợp, hãy liên hệ với Hồng Hà nhé! Rất vinh hạnh được chia sẻ những thông tin hữu ích và đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển của các dự án.
Công ty TNHH Dịch vụ và Công nghệ Môi trường Hồng Hà chuyên tư vấn thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường các hồ sơ môi trường khác cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất, cơ sở khám chữa bệnh,… trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thông tin liên hệ:
Điện thoại/Zalo: 0939 100 442 (Mr. Phong)
Gmail: honghawater@gmail.com